Văn Hóa Hàn Quốc – Những Nét Đặc Trưng Du Học Sinh Nên Biết

Mỗi Quốc gia, vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng có. Nhập gia tùy tục, khi đến Đất nước Hàn Quốc chúng ta nên tìm hiểu và áp dụng để hành xử cho phù hợp. Dưới đây là một số Nét đặc trung trong văn hóa Hàn Quốc mà du học sinh nên biết.

1. Văn hóa chào hỏi và văn hóa ứng xử

Cũng như Việt Nam hay bất cứ nơi đâu, chào hỏi luôn được chú trọng. Nét văn hóa rõ nét của Hàn Quốc đó là cách chào hỏi. Người Hàn rất khiêm tốn và chú trọng đến thái độ, cử chỉ khi chào hỏi.

Nụ cười và động tác gập lưng là một nét đặc trưng của văn hóa chào hỏi Hàn Quốc.

Ngoài ra, người Hàn Quốc thường đánh giá cao người nước ngoài chào được bằng tiếng Hàn.

Các câu đơn giản như:

– Xin chào 안녕하세요 (an-nyong-ha-se-yo)

– Rất vui được gặp bạn 만나서 반갑습니다 (man-na-so-ban-kap-sưm-ni-ta),…

Một vài lưu ý nhỏ:

– Khi gặp gỡ người Hàn Quốc, bạn nên cúi đầu chào và không gọi tên của họ khi chưa được phép.

– Bạn cũng chú ý không nên đụng chạm vào cơ thể của người đối diện khi giao tiếp. Đặc biệt là không đụng chân của mình vào người đối diện vì người Hàn quan niệm chân là một bộ phận không được sạch sẽ.

– Đừng quên nở nụ cười thân thiện để cuộc gặp mặt thêm phần vui vẻ

– Bạn cũng nên chú trọng học cách xưng hô.

+ Trong gia đình, cũng như người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng phân biệt xưng hô giữa bên nội và bên ngoại.

Nếu là người bên nội, bạn sẽ thêm 시 vào đằng trước, nếu là người trong gia đình bên ngoại thì sẽ thêm từ 친정.

+ Trong những mối quan hệ xã hội: cách xưng hô của người Hàn thể hiện rõ cấp bậc và hết sức cầu kỳ.

Trong trường hợp bạn biết rõ người đối diện có chức danh, nghề nghiệp gì thì bạn nên gọi theo nghề nghiệp/chức danh/ địa vị + 님 (nim).

Nếu bạn không biết về nghề nghiệp, chức danh nhưng người đối diện lớn tuổi hơn, thì hãy gọi là “노인”, nghĩa là tiên sinh, tiền bối để thể hiện sự tôn trọng.

Còn đối với bạn bè, đồng nghiệp cùng trang lứa, để tạo tình cảm thân mật, gắn kết, người Hàn thường gọi nhau bằng tên riêng và thêm từ 씨(ssi) ở phía sau.

– Khi ngồi chỗ đông người, các chàng trai thường phải chú ý đặt mũi giày của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người khác.

Trong những buổi gặp gỡ, nếu bạn đi cùng với bạn của mình và không quen những người trong nhóm đó; bạn nên để người đi cùng mình giới thiệu bạn với những người khác thay vì tự mình giới thiệu bản thân.

2. Văn hóa mặc

– Người Hàn Quốc bắt đầu dệt vải bằng cây gai, cây dong và nuôi tằm dệt lụa. Trong thời kỳ Tam Vương quốc, đàn ông mặc jeogori (áo khoác ngoài), baji (quần dài), và durumagi (áo choàng) cùng với mũ, dây lưng và giày.

– Phụ nữ mặc jeogori (áo khoác ngắn), với hai dải vải dài được buộc chặt vào nhau để tạo thành nơ otgoreum, dài kín chân, mặc với chima (váy thắt eo cao), durumagi với beoseon (tất trắng) và đi giày hình thuyền.

– Những bộ quần áo này, còn được gọi là hanbok, đã được lưu truyền từ nhiều năm nay với kiểu dáng hầu như không thay đổi, ngoại trừ chiều dài của jeogori và chima.

– Người Hàn truyền thống thường mặc các bộ Hanbok cổ. Nhưng ngày nay, các bộ Hanbok chỉ được mặc vào những ngày đặc biệt như tết âm lịch, tết Trung Thu, các ngày kỷ niệm của gia đình…

– Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trong thời kỳ công nghiệp hoá mạnh mẽ những năm 1960 và 1970, người ta coi hanbok không phù hợp với cách ăn mặc thoải mái. Trang phục này không thông dụng như trước.

3. Văn hóa ăn

Xứ Hàn có một nền văn hóa rất lâu đời, trong đó văn hóa ẩm thực Hàn Quốc là một niềm tự hào của người Hàn Quốc. Ẩm thực Đất nước này khi thì cầu kì, nguyên tắc, khi lại phóng khoáng, giản dị và gần gũi.

Ngoài ra còn có các món quen thuộc như soup, rau củ sống, các món hầm, hay rau được xào, luộc. Trong bữa ăn của người Hàn phải có cá khô hoặc các loại rau củ lên men, các thực phẩm muối.

Chúng ta thường biết đến kim chi, bữa ăn nào của người Hàn cũng có kim chi như một điều tất yếu.

Theo người Hàn: kim chi rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp dễ chuyển hóa và làm ấm cơ thể nhờ hương vị cay nồng đặc trưng.

Nhiều bạn du học sinh Max Edu sang Hàn Quốc phản ánh về: tuần đầu ăn kim chi đến bỏng mồm vì nó rất ngon nhưng cũng rất cay, nóng.

Một số lưu ý trong bữa ăn:

– Bạn không nên cắm đũa khi ăn cơm. Vì nó làm cho người ta liên tưởng tới hình ảnh cắm nhang thờ cúng người đã khuất.
– Bạn nên quay mặt đi hướng khác khi uống rượu với người lớn để thể hiện sự tôn trọng.
– Không nên từ chối khi được người lớn mời uống rượu vì điều đó thể hiện sự không tôn trọng. Nếu bạn không biết uống rượu thì xin dùng thức uống khác để thay thế.
– Chờ người lớn tuổi nhất trong mâm dùng đũa trước rồi bạn hãy dụng thức ăn. Và bạn đừng rời bàn ăn trước người lớn tuổi hơn.
– Người Hàn thường sắp xếp bàn ăn gồm: 3,5,7, 9 món (Hoàng tộc thì 12 món). Mỗi món đều có ý nghĩa riêng.

Nguyên tắc sắp xếp các dụng cụ ăn uống sẽ bao gồm thìa và đũa được đặt hết sang bên phải. Bạn lưu ý nhé.

4. Văn hóa mua sắm

Người Hàn Quốc chủ yếu dùng hàng nội địa (rất ít hay sử dụng đồ ngoại nhập). Họ rất thích những sản phẩm màu mè, các loại hàng hóa có màu sắc phong phú và bắt mắt.

Người khá khó tính trong việc mua hàng. Các sản phẩm đều có các giấy tờ kiểm định của cơ quan chức năng. Hàn Quốc có một Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động rất hiệu quả. Họ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng rất tốt. Thế nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá cả.

Những lưu ý:

– Bạn không nên nếm thử khi mua các loại kẹo mứt…nếu không có biển báo cho phép. Sẽ có camera soi và nhắc nhở bạn.
– Bạn cũng không cần trả giá. Ở Hàn Quốc, tất cả các mặt hàng đều được niêm yết giá cụ thể. Khi muốn mua một thứ gì đó, bạn chỉ cần xem giá ngay cạnh đó là được.

5. Văn hóa tặng quà

Người Hàn Quốc khá tỉ mỉ trong việc chọn và tặng quá để thể hiện sự chân thành. Khi nhận quà, bạn nên dùng hai tay. Nó thể hiện sự tôn trọng của bạn đó. Cũng đừng nên mở quà ngày trước mặt họ, trừ khi được yêu cầu. Hoặc bạn có thể hỏi xem có được mở luôn hay không?

Những điều lưu ý khi tặng quà:

– Không nên tặng dao, kéo và các vật sắc nhọn. Người Hàn cho rằng những vật như vậy dễ cắt đứt mối quan hệ;

– Không nên tặng giày vì họ nghĩ người được tặng giày sẽ trốn chạy khỏi mối quan hệ với bạn.

– Không nên tặng khăn tay. Khăn tay để lau mồ hôi và nước mắt nên không dùng để tặng cho người khác.

– Giấy gói quà thường là màu đỏ và vàng, tránh gói quà màu xanh lá cây, trắng hoặc đen.

– Bạn nên tặng quà liên quan đến số 7 và kiêng số 4.

– Một lưu ý nữa là đừng viết thiệp tặng quà bằng bút đỏ vì đó là phong tục trong đám tang.

Khá rắc rối phải không?

TIN TỨC LIÊN QUAN

Mô hình kinh tế và mô hình giáo dục Hàn Quốc

1. Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á Năm 1968, người Hàn...

7 Lí Do Để Bạn Đến Hàn Quốc Ít Nhất 1 Lần Trong Đời

Ngoại trừ đi du học hay đi làm ra, còn có 7 lí do để bất cứ ai nên đến...

LIÊN HỆ NGAY VỚI DU HỌC max

Để được tư vấn miễn phí và lựa chọn phương án du học tốt nhất.

Gửi yêu cầu tư vấn